Sau loạn An Sử Lý_Hoài_Tiên

Sau khi Sử Triều Nghĩa bị diệt, triều đình vẫn lo sợ các tướng cũ của họ Sử sẽ lại nổi dậy, vì thế Đại Tông theo đề nghị của Bộc Cố Hoài Ân, cho phép các tướng cũ của họ Sử như Lý Hoài Tiên cùng Điền Thừa Tự, Lý Bảo Thần[6], Tiết Bão... đóng quân ở lãnh địa của mình, phong cho họ chức Tiết độ sứ. Trong đó Lý Hoài Tiên được bổ làm Tiết độ sứ vùng Lư Long bao gồm sáu quận. Bốn vị tướng này liên kết thêm với Lương Sùng Nghĩa, Lý Chính Kỉ cũng là những tiết độ sứ có thế lực, mưu đồ li khai. Dần dần, các phiên trấn này chỉ thần phục nhà Đường trên danh nghĩa. Họ nắm thực quyền rất lớn về chính trị, quân sự, kinh tế trong lãnh địa của mình, thậm chí bỏ không nộp thuế cho triều đình trung ương, về sau còn có người ý tự nhường ngôi cho con cháu, anh em. Trong số đó có ba phiên trấn xem như bán li khai với triều đình (từ đầu thế kỉ IX), gồm Lư Long, Thành Đức[7] và Ngụy Bác[8], sử gọi là Hà Bắc tam trấn.

Mùa hạ năm 768, các tướng dưới quyền của Lý Hoài Tiên là Chu Hi Thải, Chu Thử, Chu Thao liên kết với nhau sát hại ông. Lý Bảo Thần ở Thành Đức nghe tin, đem quân đánh Hi Thảo để báo thù cho Hoài Tiên nhưng thất bại. Triều đình nhà Đường bất lực, cử Vương Tấn đến làm Tiết độ sứ ở Lư Long, cho Hi Thải làm lưu hậu. Tuy nhiên chỉ mấy tháng sau thì Vương Tấn bị Hi Thải trục xuất, triều đình phải công nhận họ Chu là Tiết độ sứ mới ở Lư Long[9].